Nơi được phong tặng danh hiệu "nóng nhất thế giới" thuộc về Dahst-e Lut, Iran với nhiệt độ đo được là hơn 70 độ C. Đứng thứ hai là Queensland Outback của Australia với hơn 69 độ C. Hỏa Diệm Sơn, Trung Quốc đứng thứ ba khi nhiệt độ cao nhất các nhà khoa học từng đo được tại một rặng núi ở đây là gần 67 độ C.
Năm 2005, nhiệt độ đo được tại Dahst-e Lut, Iran là 70,7 độ C và đây cũng là thời điểm "giúp" nơi này đứng đầu danh sách nóng nhất thế giới. Ảnh: Alamy.
|
Chia nhau các vị trí còn lại theo thứ tự từ 4 đến 10 là các địa điểm: Hang pha lê (hang Crystal, Mexico): 58 độ C, Al-Aziziyah (Libya): hơn 57 độ C, Thung lũng chết (Mỹ): khoảng 56 độ C, Kebili (Tunisia): 55 độ C, Hồ Frying Pan (New Zealand): 50-60 độ C và đây cũng là hồ nóng nhất thế giới, Tirat Zvi (Israel): 54 độ C, Hồ Assai (Djibouti): 52 độ C.
Mười nơi lạnh nhất thế giới thuộc về: Vostok Station (Nam Cực): khoảng -89 độ C, Verkhoyansk (Nga): -72 độ C, Oymyakon (Siberia): khoảng -67 độ C, Greenland Ice Sheet (Greenland): khoảng -66 độ C, Yakutsk (Nga): khoảng -64 độ C, núi McKintley (Mỹ): -40 độ C, Ulaanbaatar (Mông Cổ): -40 độ C, hang Kungur Ice (Nga): -32 độ C, Altnaharra (UK): khoảng -27 độ C và Nunavut (Canada): -20 độ C.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét